15 CÁCH PHỐI MÀU HIỆN ĐẠI CHO NỘI NGOẠI THẤT 098.530.1466


1. Màu xanh lá: chuyển sắc độ từ đậm đến nhạt

Hãy quan sát mặt tiền ngôi nhà này, chỉ với một gam màu xanh lá mạ, nhưng bức tường được trang trí với các sắc độ khác nhau của nó từ đậm đến nhạt hơn, tạo ra một sự chuyển màu hài hòa, đơn giản nhưng ấn tượng. 






2. Xanh lá – xanh lá mạ

Hai gam màu xanh từ đậm đến nhạt hơn tạo nên một bức tường có sự chuyển màu hài hòa, dịu dàng tươi mát. Thực tế thì cách phối màu này nghiêng về phối màu liền kề nhiều hơn là đơn sắc, do gam màu lá mạ có sự pha trộn của màu vàng



3. Xanh dương đậm – xanh pastel – trắng

Một ứng dụng khác của chuyển màu đơn sắc. Các sắc độ của màu xanh tương đối cách xa nhau, ví dụ nếu coi màu xanh dương đậm là 100%, màu xanh pastel nhạt ở giữa sẽ là 50%, màu trắng 0%. Sự nhảy màu kịch tính này làm nên sự thú vị cho bức tường, thay vì cảm giác hiền hòa nhẹ nhàng như ở 2 ví dụ trên. 




4. Đơn sắc Xám

Xám là màu trung tính tạo ra bởi hai màu đen và trắng. Xám cũng có nhiều sắc độ, tùy theo cách bạn pha trộn tỉ lệ giữa hai màu gốc tạo nên nó. Bởi vì là màu trung tính nên nó rất dễ sử dụng, phù hợp hầu hết với mọi không gian nội thất. Trong kiến trúc hiện đại, các tông màu đơn sắc trung tính ngày càng được vận dụng nhiều hơn. 



5. Chuyển màu Xám – trắng

Một cách ứng dụng màu xám khác, tạo ra nét đẹp nhẹ nhàng, ngọt ngào hơn. Sự xuất hiện của màu trắng đóng vai trò là màu sắc chủ đạo trong không gian cùng sự chuyển biến nhẹ nhàng của màu xám, nâu đậm tạo ra một không gian ấm áp, ngọt ngào, hiện đại. 
Quan sát trên vòng tròn màu, các màu đứng cạnh nhau được gọi là màu kiền kề. Ví dụ như đỏ – cam – vàng, hay cam – vàng – xanh lá mạ – xanh cổ vịt, hoặc xanh lục – lam – chàm – tím. 
Sự kết hợp các màu liền kề cũng tạo ra sự chuyển màu nhất định. Các màu liền kề giữ những phẩm chất tương tự nhau, phối hợp nó trong không gian nội thất vẫn tạo ra một cảm giác màu chủ đạo nhất định, mà lại sống động vui mắt hơn như dòng chảy của tự nhiên. 




6. Vàng – Xanh lá mạ – Cam

Ba tông màu nóng đứng kế nhau trên bảng màu này mang đến cảm giác thiên nhiên mãnh liệt. Sự chuyển màu rất hài hòa thuận mắt đem lại cảm giác ấm áp dễ chịu cho không gian




7. Tím – xanh nhạt – xanh lam – xanh đậm

Khác với ví dụ trên, đây là sự kết hợp của các màu thuộc tông lạnh. Sự chuyển màu khéo léo kết hợp với việc chọn đồ nội thất thông minh với gam màu trung tính, mang đến một không gian phòng khách ấn tượng mà thân thiện



8. Lam – chàm – tím


Ba màu huyền bí và quyến rũ cho một không gian phòng ngủ bí ẩn, hấp dẫn. Các màu sắc liền kề kết hợp với nhau cho ra những sản phẩm hiệu quả, bắt mắt mà vẫn có nét vui nhộn, cá tính.



9. Đen – nâu – đỏ – hồng – trắng




Một cách phối màu phóng khoáng hơn, thay vì máy móc lựa chọn các tông màu liền kề. Ở ví dụ này, chủ nhà đã có sự phá cách trong việc kết hợp các sắc độ và sự nhảy màu, cho ra một phòng khách ấn tượng, độc đáo ấm áp mà không đụng hàng. 



10. Nâu – Cam – Hồng

Tương tự như trên, một biến thể khác của phối màu liền kề. Các màu cùng tông nóng được chuyển một cách nhẹ nhàng, thú vị. Tạo ra một không gian ngoại thất đậm chất Nhiệt đới. 





11. Đỏ – Xanh Lam – Vàng: phối màu tam giác

Hãy quan sát trên bảng màu, 3 màu cơ bản này nằm ở vị trí mà nối chúng lại có thể tạo thành một hình tam giác trên vòng tròn các màu. Đây là một thủ pháp chọn màu cơ bản trong phối màu tương phản. Dĩ nhiên để phối chúng một cách hài hòa, bạn nên ứng dụng thêm một số màu trung tính khác để trung hòa như ví dụ này. 






12. Màu vàng – cam – nâu – xanh lam: phối màu hình chữ nhật





14. Vàng – lam: cặp màu tương phản




Các cặp màu đối diện trong bảng màu mang đến hiệu quả thị giác ấn tượng, không gian kịch tính, bắt mắt hơn. 

15. Hồng – xanh lục: cặp màu tương phản

Tương tự, cặp màu tương phản này đem đến sự sống động cho không gian ngoại thất thay vì cảm giác buồn tẻ thường gặp.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến